Giá mua điện mặt trời tiếp tục áp dụng 1 mức giá cho cả nước, không thay đổi theo hướng chia theo các kịch bản 2 vùng hay 4 vùng. Tuy nhiên, giá mua điện mặt trời sẽ giảm rất mạnh so với trước.
Tóm tắt nội dung
Bộ Công thương vừa có dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời.
Giá mua điện mặt trời chỉ còn 1 giá duy nhất, áp dụng trên cả nước.
Thay đổi nổi bật nhất là với bản dự thảo mà Bộ Công thương báo cáo Chính phủ hơn hai tháng trước là giá mua điện đối với các dự án điện mặt trời nổi và điện mặt trời mặt đất đã thống nhất trong cả nước (chỉ một vùng) chứ không còn được chia theo các kịch bản 2 vùng hoặc phương án 4 vùng (theo cường độ bức xạ).
Trong đó đáng chú ý là thay đổi về giá mua điện mặt trời của các dự án nối lưới.
Cụ thể, biểu giá mua điện của các dự án điện mặt trời nối lưới tại điểm giao nhận điện được quy định như sau: Dự án điện mặt trời mặt đất có giá 1.620 đồng/kWh, tương đương 7,09 cent/kWh. Giá mua với dự án điện mặt trời nổi là 1.758 đồng/kWh, tương đương 7,69 cent/kWh. Dự án điện mặt trời mái nhà là 2.156 đồng/kWh, tương đương 9,35 cent/kWh.
Giá mua điện chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá của đồng VN với đô la Mỹ (tính tương đương UScents/kWh), tỷ giá áp dụng là tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày Bên bán điện xuất hóa đơn thanh toán.
Giá mua điện này được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến ngày 31/12/2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Như vậy, giá điện mặt trời áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời nối lưới vận hành sau tháng 6/2019 sẽ giảm rất mạnh, từ mức hơn 2.086 đồng/số (khoảng 9,35 cent/kwh) giảm xuống còn 1.620 đồng/số.
Chỉ có phương án giá điện áp dụng với các dự án điện mặt trời mái nhà là vẫn giữ nguyên. Theo đó, dự thảo vẫn đề xuất tiếp tục cho áp dụng giá điện 9,35 cent/kWh cho các dự án điện mặt trời mái nhà trên cả nước đến hết năm 2021.
Một điểm đáng chú ý nữa là đối với riêng tỉnh Ninh Thuận, theo dự thảo, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/1/2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW được giữ nguyên là 2.086 đồng/kWh (tương đương với 9,35 cent/kWh). Các dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/12/2021 áp dụng biểu giá mua điện 1.620 đồng/kWh cho dự án điện mặt trời mặt đất; 1.758 đồng/kWh với dự án điện mặt trời nổi.
Tại các dự thảo lần đầu, Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến với phương án chia làm 4 vùng. Ở phương án 4 vùng, vùng 1 (vùng ít tiềm năng nhất, tập trung ở các tỉnh phía Bắc) có mức giá cao nhất (2.102 đồng/kWh); vùng 2 (1.809 đồng/kWh); vùng 3 (1.620 đồng/kWh).
Đặc biệt là, vùng 4 - vùng có tiềm năng cao nhất (Ninh Thuận, Bình Thuận... ) có mức giá thấp nhất là 1.525 đồng/kWh.
Sau đó, Bộ Công Thương bổ sung thêm 1 kịch bản là phương án 2 vùng. Theo cách phân 2 vùng, giá điện mặt trời mái nhà cao nhất tại vùng 1 là 8,38 cent một kWh (khoảng 1.916 đồng); thấp nhất 7,09 cent (tương đương 1.758 đồng) mỗi kWh với dự án điện mặt trời mặt đất.
Vùng 2 gồm 6 tỉnh có bức xạ tốt như Bình Thuận, Ninh Thuận,... vùng 1 là các tỉnh còn lại.
Cao Nam Solar chuyên thi công đèn năng lượng mặt trời tại Nghệ An: đèn đường, sân vườn, nhà xưởng, chiếu sáng tiết kiệm, an toàn, bền bỉ.
Cao Nam Solar – đơn vị hàng đầu tại Nghệ An chuyên cung cấp, tư vấn và lắp đặt hệ thống điện mặt trời dân dụng, công nghiệp. Thiết bị chính hãng, hỗ trợ 24/7.
Mấy hôm nay Điện mặt trời tại Nghệ An nhận được quá nhiều yêu cầu về tư vấn điện mặt trời, chúng tôi viết bài này tổng hợp tất cả mọi thắc mắc của các quý khách hàng dể biết thêm chi tiết.
Những suy nghĩ sai lầm về tấm pin năng lượng mặt trời chính là chủ đề ngày hôm nay mà chúng tôi muốn chia sẻ một tí các vấn đề sai lệch do quan niệm của nhiều người nghĩ. Hãy tìm hiểu và biết rõ hơn nhé!
Với mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng lớn của cả nước trong vài năm tới, mới đây UBND tỉnh Bình Thuận đã trao quyết định & tiếp nhận cam kết đầu tư vào mảng năng lượng tái tạo của 20 doanh nghiệp nhằm đa dạng hóa hình thức sản xuất năng lượng.
Đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam đánh giá cao dự án điện mặt trời nổi đầu tiên của Việt Nam và hy vọng có thể hỗ trợ Việt Nam nhân rộng mô hình này trong khuôn khổ phát triển năng lượng bền vững trong tương lai.
Hiện cuộc đua tìm kiếm phương tiện tạo ra nguồn năng lượng “xanh” đang tiến triển đến mức xuất hiện ý tưởng về tấm pin năng lượng mặt trời hoạt động vào ban đêm.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin giá điện Mặt Trời tới đây sẽ không còn chung một mức giá 9,35 cent/kWh mà sẽ chia ra nhiều mức ra theo từng vùng bức xạ nhiệt.
Những tấm pin năng lượng mặt trời không còn là những điều quá xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể hoạt động hiệu quả vào những ngày có nắng. Vậy vào những ngày mưa thì sao?
Cảng Quy Nhơn (Bình Định) xếp dỡ lô hàng thiết bị điện gió siêu trường, siêu trọng, trong đó có những cánh quạt dài 65m, nặng 22 tấn.
Đón xu hướng đầu tư dự án điện năng lượng mặt trời mái nhà, nhiều ngân hàng (NH) thương mại cũng dịch chuyển dòng vốn sang tín dụng xanh, đẩy mạnh cho vay ở lĩnh vực này.
Nằm sâu trong khu vực sa mạc Dubai, công viên năng lượng Mohammed Bin Rashid Al Maktoum (được đặt theo tên của Tiểu Vương Dubai, đồng thời là Phó Tổng Thống và Thủ tướng các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) đang dần được hình thành.
Cung cấp, tư vấn và lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái (PV Rooftop) cho hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà xưởng. Thiết bị chính hãng, thi công chuyên nghiệp, hoàn vốn nhanh, tiết kiệm điện lâu dài.
Những tấm pin năng lượng mặt trời (NLMT) không những xuất hiện ở những ngôi nhà trong trung tâm thành phố, mà nhiều nhà dân khu vực nông thôn TPHCM cũng đã xuất hiện pin NLMT áp mái để phục vụ cuộc sống sinh hoạt, sản xuất và tận dụng bán điện NLMT cho nhà nước.